Kính hàng hiệu
Quần áo nam nữTúi xách hàng hiệuThắt lưngGiầy dép các loạiNước hoaTin tức
 
 

Chọn kính đeo mắt

 
Chọn kính đeo mắt
Ngoài việc bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt, kính đeo mắt ngày nay còn được xem như một món thời trang với mẫu mã, màu sắc, công dụng và chất liệu ngày càng đa dạng. Tuy nhiên việc chọn một cặp kính thích hợp và đảm bảo được chất lượng không đơn giản như bạn nghĩ.
 

I. Những nguyên tắc để chọn kính

Đối với kính có độ (kính thuốc) phải đạt những tiêu chuẩn sau:

1. Kính phải bền, khó vỡ, được điều chế bằng những loại thủy tinh đặc biệt đồng nhất và có chiết xuất cao, khó trầy xước.

2. Vị trí đeo trước mắt phải đúng tâm, nếu không sẽ gây mỏi mắt, nhức đầu, đau cổ.

3. Gọng kính áp sát trên mũi, tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Kính không được lỏng lẻo vì dễ gây trượt.

4. Gọng áp nhẹ và song song với trán, phần gọng ở tai không được chặt quá.

II. Chọn tròng kính thích hợp

Hiện nay trên thị trường có hai loại tròng:

1. Tròng nhựa: được tổng hợp từ các loại nhựa hữu cơ.

Ưu điểm: nhẹ, không vỡ.

Khuyết điểm: dễ trầy xước, sau một thời gian sử dụng độ trong suốt sẽ giảm. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đã có loại tròng kính rất mỏng, không vỡ và khó bị trầy xước gọi là kính siêu mỏng.

2. Tròng thủy tinh

Ưu điểm: không trầy, giữ được độ trong suốt lâu.

Khuyết điểm: dễ vỡ, thường nặng, nhất là những kính có độ cận viễn cao.

III. Những đặc tính khác nhau của các loại tròng

Tùy theo cá tính, nghề nghiệp, quan điểm thẩm mỹ, bệnh tật mà mỗi người sẽ chọn cho mình một loại tròng với các đặc tính phù hợp.

1. Kính nhựa: Thường dùng cho những người ít cẩn thận hay trẻ em để tránh bị vỡ.

2. Kính đổi màu: Là những loại kính có màu thay đổi khi ra ngoài nắng hay vào trong nhà. Khi ánh sáng càng mạnh thì màu kính càng sậm, loại kính này giúp cho mắt nhìn khỏi chói, mát mắt, đỡ nhức đầu.

3. Kính ngăn chặn tia cực tím UV: Khi ra ngoài nắng lâu, các tia cực tím có thể sẽ gây các bệnh về mắt như: viêm giác mạc, cườm, phỏng võng mạc, suy thoái hoàng điểm, làm mắt mờ dần. Vì vậy khi ra nắng, chúng ta nên đeo kính để ngăn chặn tia cực tím. Kính màu không ngăn chặn được tia cực tím mà chỉ có tác dụng làm giảm ánh sáng đến mắt.

4. Kính chống chói: Là những loại tròng được chế tạo đặc biệt, có phủ một lớp hóa chất để loại bỏ các tia phản chiếu. Khi đeo kính, mắt sẽ không bị chói và dễ chịu hơn. Kính này được dùng cho những người lái xe vào ban đêm hay thường xuyên phải làm việc ở những nơi có nhiều đèn, ánh sáng nhân tạo (máy tính, máy ảnh, truyền hình...).

5. Kính siêu mỏng: Là những kính rất nhẹ có tính thẩm mỹ cao, thường được dùng cho những người cận viễn nặng hay mổ cườm không đặt thủy tinh thể nhân tạo.

6. Kính đơn tiêu: Là những kính có cùng một độ hội tụ để điều chỉnh cận thị, viễn thị, loạn thị hay cườm.

7. Kính lưỡng tiêu hay kính hai tròng: Có thể giúp mắt nhìn được xa và gần (đọc sách).

8. Kính đa tiêu hay kính có độ tăng dần (cấp số): Có thể giúp mắt nhìn được mọi khoảng cách từ xa đến gần. Khi mới đeo loại kính này, có thể mắt hơi bị lóa nhưng sau một thời gian sẽ quen dần.

IV. Làm sao biết kính có chất lượng tốt?

Chất lượng của các loại kính đeo mắt (dù là kính mắt hay kính có độ, từ rất rẻ đến loại đắt tiền) đều phụ thuộc vào hai thành phần chính:

Phần tròng: Dù bằng thủy tinh hay nhựa đều phải đồng nhất và trong suốt, có độ bền tốt, không dễ vỡ, không dễ xước (nhất là loại kính nhựa), chiết xuất cao và nhẹ; Phải ngăn chặn được tia cực tím khi ra nắng nhìn được chính xác, không gây lóa mắt, không làm mỏi và bảo vệ được mắt.

Các loại kính rẻ tiền do không đạt những tiêu chuẩn này, do vậy khi đeo thường gây ảnh hưởng xấu cho mắt. Ví dụ như kính làm bằng thủy tinh không chất lượng (kính cưa) dễ gây nhức đầu, rất nguy hiểm khi lái xe.

Kính không ngăn ngừa được tia cực tím: Ra nắng nhiều có thể gây một số bệnh về mắt.

Khi cho trẻ em đeo kính, nên chọn những kính khó vỡ, khó trầy xước, gọng mềm, ôm sát mắt mà không gây khó chịu cho trẻ.

V. Nên mua kính ở đâu?

Sau đây là một số tiêu chuẩn của các tiệm kính thuốc (có tính hướng dẫn) mà các bạn có thể đến mua:

- Tiệm phải có nhân viên đã được huấn luyện chuyên ngành (ở Mỹ là các Ophthometrist, ở nước ta là các kỹ thuật viên khúc xạ và mắt kính).

- Tiệm đã mở lâu năm, nhân viên có nhiều kinh nghiệm.

- Nếu cần phải có bác sĩ chuyên khoa phụ trách. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nhãn khoa nào cũng am hiểu về kính và khúc xạ. Muốn biết phải học thêm về ngành này. Khoảng 20 năm trước, ở Bệnh viện Điện Biên Phủ (nay là BV. Mắt) có mở các lớp về khúc xạ cho một số bác sĩ nhãn khoa.

- Có đầy đủ trang thiết bị để đo và khám mắt đúng tiêu chuẩn.

- Không nên tin vào những lời quảng cáo hay hình thức bên ngoài (một tiệm kính thuốc không nhất thiết phải quá lớn hay hào nhoáng).

( Theo ykhoaNET )

 
Tin mới hơn
 
 
Tin cũ hơn